Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn tới các xung đột về đất đai và ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên, nâng cao công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đòi hỏi một đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành học đem lại cho sinh viên rất nhiều kiến thức về các hoạt động cơ bản tới sự quản lý tài nguyên, quản lý môi trường. Khi quyết định theo học ngành học này bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức chuyên sâu về các tài nguyên, như: khoáng sản, đất nước, thổ nhưỡng, rừng, không khí,… trong việc quản lý môi trường, thực hiện quá trình quy hoạch hiệu quả, đánh giá sự tác động, công nghệ trong việc xử lý tới luật và chính sách đề ra cho việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển và phục vụ đời sống hàng ngày của con người.
Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành học cung cấp những kiến thức cơ bản để quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, khí hậu và môi trường.
Sinh viên theo học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại NTTU được trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng tri thức toán, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; phân tích ảnh hưởng của chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; đánh giá công tác quản lý tài nguyên, môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
Các sân chơi học thuật được NTTU thường xuyên được tổ chức
Bên cạnh kỹ năng mềm (kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…), sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và môi trường; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
Với hệ thống trang thiết bị phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại, sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại NTTU sẽ được thực hành thường xuyên để rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, sẽ có những chuyến tham quan doanh nghiệp, những buổi gặp gỡ chuyên gia đầu ngành để sinh viên học hỏi kinh nghiệm, kiến thức thực tế.
Được hoàn thiện với sự đồng hành từ doanh nghiệp, chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường NTTU được cập nhật thường xuyên các nội dung kiến thức mới, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như An toàn – Sức khỏe – Môi trường (HSE), Quản lý tài nguyên khoáng sản và năng lượng, Quản lý thị trường bất động sản.
Tại NTTU luôn tạo điều kiện để sinh viên được trải nghiệm thực tế nghề nghiệp tại doanh nghiệp thông qua các chương trình thực tập, thực tế
Một điểm cộng khác cho sinh viên nhóm ngành Môi trường là kỹ năng mềm toàn diện, đến từ loạt ngoại khóa đa dạng giúp các bạn có nhiều cơ hội giao lưu kết nối, tăng khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tạo lập quan hệ (networking)… Trường cũng khuyến khích tư duy sáng tạo, hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp – thông qua các học phần khởi nghiệp ngay trong chương trình chính khóa.
Theo Bộ TN&MT, dự thảo đề cương Chiến lược quốc gia phát triển ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 26 giải pháp thực hiện, trong đó các nhiệm vụ trong tâm tập trung vào hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách và pháp luật về tài nguyên và môi trường; phát triển hạ tầng kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường; tích cực và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Do đó dự báo nguồn nhân lực cho ngành sẽ tăng cao và KHÁT nguồn nhân lực.
Hệ thống cơ sở vật chất với phòng thực hành, thí nghiệm trang bị đầy đủ thiết bị nhằm hỗ trợ tối đa việc học cho sinh viên
Hiện nay, theo thống kê cho thấy có tới 1.000 công chức ở các cơ quan hành chính, hơn 10.000 viên chức và có trên 30.000 người (gần 20.000 công chức và 10.000 viên chức, người lao động của ngành Quản lý tài nguyên & môi trường đang theo đuổi và làm việc tại các đơn vị và ở địa phương. Tuy nhiên, theo thống kê các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp vẫn luôn tìm kiếm và không ngừng bổ sung nguồn nhân lực.
Mỗi năm các doanh nghiệp thuộc ngành Quản lý tài nguyên & môi trường đều đến các trường Đại học để tuyển thêm sinh viên về thực tập. Thế nhưng “cung ít hơn cầu” dẫn đến tình trạng khát nhân lực. Qua đó ta có thể thấy, nguồn nhân lực ở ngành này là rất lớn và tất nhiên cơ hội có việc làm là rất cao.
Sinh viên có thể đi thực tập, làm việc ngay cả khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý tài nguyên & môi trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc với chính sách ưu đãi vô cùng đa dạng và hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như: Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương như: Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ/Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường; Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên NTTU “học hết sức – chơi hết mình” cùng các sân chơi ngoại khóa để phát triển toàn diện
Sinh viên khi tốt nghiệp cũng có thể làm nhân viên trong các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường, trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch rừng, quy hoạch môi trường…; Cán bộ nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài vào thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, trường đại học; Tự làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành