Trang chủ / Góc sinh viên / Ngành Công nghệ kỹ thuật phầm mềm tiếp tục ‘hot trend’ trong xu hướng chọn ngành

Ngành Công nghệ kỹ thuật phầm mềm tiếp tục ‘hot trend’ trong xu hướng chọn ngành

ppblong / 2:09 am 24/01/2024

Khi phần mềm được ứng dụng rộng và trở thành “hạt nhân” cho sự phát triển của đời sống, ngành Kỹ thuật phần mềm (tên tiếng Anh: Software Engineering) là một trong số những chuyên ngành học được đông đảo sinh viên lựa chọn. Với xu hướng phát triển ngày càng tích cực của công nghệ thì nhu cầu và cơ hội việc làm dành cho sinh viên chuyên ngành này ngày càng lớn. Vậy, vì sao nên lựa chọn học Cùng điểm qua những lý do sinh viên nên lựa chọn ngành này nhé!


Kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thế giới công nghệ. Ngành kỹ thuật phần mềm là ngành yêu cầu bạn phải kết hợp những kiến thức chuyên môn và tư duy logic để tạo ra các ứng dụng máy tính, điện thoại hoặc các hệ thống, dịch vụ trực tuyến mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Từ việc chuyển đổi số các tiện ích, các kỹ sư phần mềm giúp công việc trở nên tối ưu hơn và hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả.

 

Cụ thể hơn, với sự hỗ trợ của kỹ thuật phần mềm, chúng ta có thể tự động hóa máy móc, các quy trình và các thao tác trong nhiều mảng như sản xuất, giải trí, kinh doanh nhằm giảm thiểu sai sót và nhân công không cần thiết. Sinh viên học Kỹ thuật Phần mềm sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn về quy trình phát triển phần mềm như thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, testing, hoạt động và bảo trì dựa vào các công cụ và ngôn ngữ lập trình hiện đại.


Ngành Kỹ thuật Phần mềm đang phát triển và tăng trưởng đáng kể tại Việt Nam. Làn sóng đầu tư từ nước ngoài đã gia tăng số lượng việc làm IT tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2023, hơn 14 nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin đã thành lập với số vốn 135.3 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ cho người dân Việt Nam.

Mặc dù vậy, báo cáo thị trường từ DevTop năm 2023 cho thấy rằng, số lượng sinh viên theo đuổi ngành Kỹ thuật Phần mềm còn khá khiêm tốn, dao động khoảng 55,000 sinh viên / năm. Số lượng kỹ sư phần mềm, lập trình viên cũng đang ở mức thiếu hụt đáng kể khoảng 150,000 đến 200,000 trong khoảng thời gian từ 2023-2025 dù thu nhập và phúc lợi của ngành Kỹ thuật Phần mềm đang tăng mạnh và cao hơn so với mặt bằng chung.


Theo cùng báo cáo tại TopDev năm 2023, ba vị trí đang được các Tuyển trạch viên săn đón nhiều nhất trong ngành Kỹ thuật Phần mềm lần lượt là Back-End Developer (kỹ sư lập trình kiến trúc dữ liệu), Full-Stack Developer (kỹ sư lập trình cơ sở dữ liệu và trải nghiệm người dùng), Front-End Developer (kỹ sư lập trình trải nghiệm người dùng) với mức lương trung bình từ $800 đến $2700, tùy thuộc vào kinh nghiệm, bằng cấp và địa điểm làm việc. Báo cáo cũng thể hiện rằng các chuyên viên kỹ thuật phầm mềm thành thạo năm ngôn ngữ sau sẽ được tuyển dụng nhiều hơn: Javascript, Java, PHP, C#/.Net, Python.

Thường xuyên được “luyện tay nghề” với dàn máy móc, trang thiết bị hiện đại, sinh viên NTTU dễ dàng thành thạo các quy trình và thao tác với thiết bị cụ thể, từ đó thêm am hiểu cặn kẽ nghề nghiệp, đồng thời có nguồn động lực mạnh mẽ để phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, các vị trí như ICT Business Analyst, Project Manager hay Tester cũng đang trở nên thiết yếu đối với các doanh nghiệp có quy mô nhằm phân tích và thiết kế mô hình quản lý dữ liệu.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm đạt chuẩn chất lượng, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như:

Tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng… hay các doanh nghiệp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Bạn có thể là chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng những nhu cầu khác nhau tại các doanh nghiệp.

Làm việc tại các bộ phận công nghệ thông tin như: hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…. Tại các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn về giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống thông tin.

Bạn cũng có thể tự phát hành các sản phẩm phần mềm, game, ứng dụng trên thiết bị di động.


Lựa chọn học ngành Kỹ thuật phần mềm tại NTTU, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ phần kiến thức nền tảng về toán học, công nghệ thông tin cho đến kiến thức chuyên sâu về các ngôn ngữ lập trình, các đặc trưng của phần mềm cũng như quy trình phát triển của nó. Một số môn học tiêu biểu cho sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm bao gồm: Lập trình hướng đối tượng, Lập trình trực quan, Phương pháp phát triển phần mềm hướng đối tượng, Kiểm chứng phần mềm,…

Ngày hội việc làm được NTTU thường xuyên tổ chức

Trong suốt quá trình học tập, sinh viên được tạo điều kiện tối đa để trang bị đầy đủ các kỹ năng bổ trợ chuyên sâu như kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác,…

Sinh viên sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp và kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Người học còn được trang bị các kiến thức liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.

Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng và thái độ cần thiết để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp trong và ngoài nước

Sinh viên theo học tại NTTU Được học tập, rèn luyện trong cơ sở đào tạo hiện đại của trung tâm Thành phố, phòng học trang bị 100% máy lạnh, internet – wifi. Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung và phương pháp đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới.

Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường quốc tế uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế; nhiều giảng viên thỉnh giảng đang nắm giữ vị trí quản lý chủ chốt trong lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm. NTTU có hệ thống tư vấn học thuật giúp sinh viên giải quyết được thắc mắc trong học tập.

Bên cạnh đó, sinh viên tại NTTU có cơ hội thực tập tại các đối tác uy tín trong lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm. Phát triển toàn diện, tự tin thích ứng trong mọi môi trường làm việc với những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật.

1. Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật phần mềm

a. Họ là ai?

Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật phần mềm là những chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin, là những người có kiến thức sâu rộng về lập trình, thiết kế phần mềm và quy trình phát triển phần mềm. Công việc chính là liên quan đến việc xác định yêu cầu, phân tích, thiết kế, triển khai và duy trì các hệ thống phần mềm.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

Nhà phân tích, thiết kế, triển khai, kiểm thử và duy trì các hệ thống phần mềm, hê thống thông tin chuyên nghiệp. Kỹ sư hoặc chuyên gia phân tích quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật, thiết kế, lập trình các ứng dụng/dự án trên nền tảng windows, web và mobile, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm và lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn cùng với môi trường năng động, hiện đại của NTTU giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống tích cực thông qua các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện

2. Chuyên ngành Quản trị dự án phần mềm

a. Họ là ai?

Kỹ sư quản trị dự án phần mềm là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi khía cạnh của dự án phần mềm nhằm đảm bảo dự án được triển khai theo đúng tiến độ, ngân sách, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng, gồm lập kế hoạch dự án, quản lý nguồn lực, quản lý rủi ro, giao tiếp, quản lý tiến độ dự án, kiểm soát chất lượng, quản lý ngân sách, đánh giá và đánh giá dự án.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

Chuyên gia tư vấn, quản lý và điều hành dự án phần mềm từ đầu đến cuối. Giám đốc dự án, công nghệ, phát triển sản phẩm. Kỹ sư hệ thống, phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm, lập trình viên về phân tích dữ liệu, dự đoán xu thế trên nền tảng dữ liệu lớn. Nhà nghiên cứu và phát triển dự án.

+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm và lĩnh vực công nghệ thông tin.

3. Chuyên ngành Thực tế ảo và lập trình Games

a. Họ là ai?

Kỹ sư thực tế ảo và lập trình Games là những chuyên gia chuyên về phát triển và triển khai ứng dụng thực tế ảo và trò chơi điện tử, đồng thời là người chịu trách nhiệm về phát triển và triển khai ứng dụng thực tế ảo, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, đồng thời cũng là người tạo ra mã nguồn và logic cho các trò chơi điện tử.

b. Việc làm sau tốt nghiệp

Nhà phân tích, thiết kế không gian và thế giới ảo trong doanh nghiệp, xây dựng và phát triển các nền tảng games và ứng dụng thực tế ảo chuyên nghiệp. Kỹ sư đồ họa, âm thanh Game, trải nghiệm người dùng, quản lý dự án Game, kiến trúc sư thực tế ảo.
+ Nghiên cứu viên sau đại học, Giảng viên dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm và lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tags:
1900 2039