KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH BẠCH HẦU, CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH
/ 1:06 am 15/07/2024
Trước đây bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bạch hầu vài năm trở lại đây có sự biến động liên tục, tăng rồi giảm, sau đó lại tăng.
Tuy nhiên, hiện nay bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VÀ CẦN CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH.
—————————–
𝟭. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗯𝗮̣𝗰𝗵 𝗵𝗮̂̀𝘂 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Là bệnh niễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể diễn biến gây tử vong.
𝟮. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗹𝗮̂𝘆 𝘁𝗿𝘂𝘆𝗲̂̀𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng.
Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn,… bị nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây bạch hầu da.
𝟯. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗰𝗼́ 𝗯𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
Sốt;
Đau họng, ho khàn tiếng;
Chán ăn;
Xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, xám hoặc đen ở họng, mũi, da,…
Trường hợp nặng có thể gây tổn thương tim, phổi, thận,… thậm chí dãn tới tử vong.
𝟰. 𝗖𝗮̂̀𝗻 𝗹𝗮̀𝗺 𝗴𝗶̀ đ𝗲̂̉ 𝗽𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵?
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch;
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch;
Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi;
Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày;
Vệ sinh nhà ở, lớp học,… đảm bảo thông thoáng;
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;
Phát hiện, cách ly và đưa người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời;
Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nhiêm túc việc uống thuốc dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định của cán bộ y tế
𝟱. 𝗟𝗶̣𝗰𝗵 𝘁𝗶𝗲̂𝗺 𝗰𝗵𝘂̀𝗻𝗴 𝘃𝗮̆́𝗰 𝘅𝗶𝗻 𝗽𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗯𝗮̣𝗰𝗵 𝗵𝗮̂̀𝘂
Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi
𝗞𝗵𝘂𝘆𝗲̂́𝗻 𝗰𝗮́𝗼: 𝗧𝗶𝗲̂𝗺 𝗻𝗵𝗮̆́𝗰 𝘃𝗮̀𝗼 𝗰𝗮́𝗰 đ𝗼̣̂ 𝘁𝘂𝗼̂̉𝗶 𝘁𝘂̛̀ 𝟰 – 𝟳 𝘁𝘂𝗼̂̉𝗶, 𝘁𝘂̛̀ 𝟭𝟮-𝟭𝟱 𝘁𝘂𝗼̂̉𝗶 𝘃𝗮̀ 𝘀𝗮𝘂 đ𝗼́ 𝘁𝗶𝗲̂𝗺 𝗻𝗵𝗮̆́𝗰 𝗺𝗼̂̃𝗶 𝟭𝟬 𝗻𝗮̆𝗺 𝗯𝗮̆̀𝗻𝗴 𝗰𝗮́𝗰 𝘃𝗮̆́𝗰 𝘅𝗶𝗻 𝗗𝘁𝗮𝗣, 𝗧𝗱, 𝗧𝗱𝗮𝗽.
—————————–
Sinh viên có thể tham khảo thêm thông tin tại link sau: