Hàng ngàn doanh nghiệp mới được thành lập với mức tuyển dụng trung bình từ 3-5 nhân viên kế toán đã chứng minh cho sự hấp dẫn trở lại của ngành kế toán.
Trong kinh doanh, việc quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Chính vì vậy, dù là cửa hàng nhỏ hay thậm chí là những cơ sở sản xuất, công ty lớn đều cần một bộ phận phụ trách tính toán từ “A đến Z” từ thu chi ngân sách đến lương nhân viên, v.v. Từ đó mà kế toán đã trở thành một bộ phận thiết yếu và không thể thiếu ở bất kì doanh nghiệp nào.
Trước đây, kế toán đơn thuần là thực hiện việc ghi chép, phản ánh tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản trong quá trình động hoạt động sản xuất – kinh doanh. Người làm kế toán đầu đội chính sách, vai mang chứng từ.
Ngày nay, ngoài việc phản ánh sự vận động đó, kế toán còn thực hiện chức năng phân tích, cung cấp thông tin hữu ích và tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định kinh doanh. Những chính sách và hệ thống chứng từ đã được số hóa làm cho công việc kế toán hiện đại, linh hoạt hơn.
Có thể nói “kế toán đã trở thành ngôn ngữ của kinh doanh”; là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Theo Luật Kế toán Việt Nam, bất kỳ tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp nào cũng phải thành lập bộ máy kế toán, trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2 – 4 kế toán. Chính vì lẽ đó mà kế toán là một trong những ngành được đông đảo bạn trẻ lựa chọn theo học. Không chỉ cầu lao động trong lĩnh vực kế toán tăng mạnh qua mỗi năm, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2021, cả nước có 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tính riêng quý I năm 2022, cả nước có gần 34,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 471,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 243,5 nghìn lao động; tăng 18,1% về số doanh nghiệp, tăng 5,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Những số liệu trên cho thấy, ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 tác động, tốc độ mở mới doanh nghiệp cũng không giảm, lao động ngành kế toán ít khi bị bão hòa.
Tại đây, sinh viên sẽ được thực hành các tình huống giả lập như tư vấn giải pháp tài chính, hay đóng vai các giao dịch viên (teller), nhân viên tín dụng, kiểm soát viên,… và thực hành xử lý các nghiệp vụ thực tế tại ngân hàng.
Tốt nghiệp ngành Kế toán không khó để tìm việc, nhưng đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi nhân sự ngành này phải có năng lực chuyên môn sâu, kỹ năng vững để đảm trách những vị trí quan trọng trong công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Bởi vì, kế toán luôn là thành tố đóng vai trò quan trọng bởi chức năng thông tin và kiểm tra. Nhờ có kế toán, tình hình tài chính của đơn vị được giám sát chặt chẽ, thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm trong và ngoài đơn vị được sàng lọc, phân tích kỹ lưỡng. Đồng thời, kế toán chính là bộ phận có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược của người đứng đầu, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Chương trình đào tạo gắn liền với thực tế: Chương trình đào tạo đã xây dựng được hệ thống các ma trận đảm bảo cả về mặt định tính và định lượng, tham chiếu phù hợp với Khung năng lực quốc gia Việt Nam. Đồng thời chương trình đã xây dựng và triển khai hiệu quả “học phần cốt lõi”; thực hiện việc đào tạo với phương châm “Học đi đôi với hành”; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kế toán theo định hướng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.
Cơ sở vật chất hiện đại phục vụ thực hành, thực tập: mô hình Ngân hàng mô phỏng và Phòng kế toán mô phỏng được trang bị máy móc và các thiết bị ứng dụng trong nghiệp vụ kế toán. Thông qua mô hình này, sinh viên sẽ được thực hiện các tình huống giả lập như tư vấn giải pháp tài chính… hay đóng vai các giao dịch viên (teller), nhân viên tín dụng, kiểm soát viên… và thực hiện xử lý các nghiệp vụ thực tế tại ngân hàng. Tại phòng Phòng kế toán ảo sinh viên được thực hành mô hình phòng kế toán ảo giống như phòng kế toán của một doanh nghiệp thực tế… nhờ vậy, các bạn vừa có thể ôn lại kiến thức đã học trên lớp, vừa có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc bổ ích. Với nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng, sinh viên khoa Tài chính – Kế toán Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn có thể tự tin khẳng định mình trong môi trường doanh nghiệp, hơn 95% sinh viên của khoa có việc làm tại các doanh nghiệp uy tín ngay sau khi tốt nghiệp; trong đó, nhiều cựu sinh viên đang thăng tiến và nắm giữ những vị trí quan trọng tại các ngân hàng đầu hiện nay như Sacombank, Vietinbank…
Sinh viên ngành Kế toán thường xuyên tham gia các cuộc thi học thuật để rèn luyện kỹ năng
Không chỉ chú trọng về mặt lý thuyết, tại NTTU các bạn sinh viên còn được tiếp cận thực tế thông qua các lớp đồ án, báo cáo thực tập…Tại những buổi học ở các lớp này các bạn sinh viên được đi thực tế tại các công ty, các doanh nghiệp để xem xét và nắm bắt cách lý thuyết đã học được vận dụng như thế nào trong thực tế.
Đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm với sinh viên: Giảng viên là những Nhà giáo ưu tú, các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên thực chiến và tâm huyết đã được chuẩn hóa kỹ năng sư phạm; được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện, đã có thời gian làm việc và tư vấn cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong & ngoài nước.
Ngoài chương trình học, môi trường học tập chính là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng quan tâm. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) không những chú trọng vào các chương trình giảng dạy chất lượng, mà còn không ngừng “chịu chi” đầu tư cho cơ sở vật chất, nhằm tạo nguồn cảm hứng học tập sáng tạo và hạnh phúc nhất cho người học
Môi trường học tập năng động, đa dạng các hoạt động kết nối sinh viên: Môi trường học tập hiện đại, năng động, thân thiện, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện. Hàng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, hội trại truyền thống, hội thao…
Hơn 50 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.
Nói một cách nghiêm túc, ngành Kế toán chưa bao giờ (và cũng không bao giờ) yêu cầu về giới tính, mà chỉ yêu cầu một số tố chất nhất định. Trước tiên, đó là khả năng tính toán tốt – do đặc thù công việc luôn gắn liền với sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Bạn cần phải liên tục đọc các bản báo cáo tài chính, làm thống kê, phân tích… nên khả năng tính toán tốt sẽ giúp học và làm tốt hơn.
Một tố chất khác quan trọng không kém, đó là sự cẩn thận, kiên nhẫn – do công việc kế toán liên quan trực tiếp đến tiền bạc, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Chỉ một sai sót nhỏ, ví dụ nhầm lẫn từ dấu chấm sang dấu phẩy cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Các bạn nữ thường ít nhiều có lợi thế hơn ở tố chất này, có lẽ vì thế mà các bạn dễ thành công hơn và nhắc tới ngành kế toán là cứ “chị kế toán”.
Làm việc chủ yếu với những con số, công việc kế toán khá nhiều áp lực. Đặc biệt, trong các đợt cao điểm như cuối tháng, cuối năm, các kế toán viên luôn phải tăng cường cho kịp deadline nên rất cần khả năng chịu được áp lực, quản lý thời gian. Và nếu bạn mong muốn thăng tiến, bạn sẽ còn cần kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… để làm tốt các dự án lớn; cần kỹ năng đàm phán, thương lượng… khi thực hiện các nhiệm vụ cấp cao.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành