Trang chủ / Góc sinh viên / Ngành học này đang theo trend, sinh viên ra trường có việc làm ngay, nhìn mức lương mới xuýt xoa

Ngành học này đang theo trend, sinh viên ra trường có việc làm ngay, nhìn mức lương mới xuýt xoa

ppblong / 1:44 am 18/01/2024

Bạn đã từng săn sale trên Shopee, Tiki hay Lazada? Việc thu thập mã giảm giá và thêm sản phẩm vào giỏ hàng có làm bạn thích thú? Đã một lần nào bạn hào hứng với việc chiến thắng trong cuộc chiến săn sale khi mua được những sản phẩm với giá chỉ 1k? Vậy đã bao giờ bạn nghĩ bản thân sẽ trở thành một phần trong đội ngũ tạo nên những ngày sale lớn đấy? Hãy cùng NTTU tìm hiểu về ngành Thương mại điện tử và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại lĩnh vực này bạn nhé!

Thương mại điện tử (e-commerce) ban đầu được hiểu một cách đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử. Thương mại điện tử khi đó bao gồm các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, giao hàng thông quan các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.

Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện điện tử từ điểm đầu đến điểm cuối của toàn bộ quy trình kinh doanh. Thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh hơn, tốt hơn và thông minh hơn.

Khi internet phủ sóng mạnh mẽ, đồng thời trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động công việc, giải trí, sinh hoạt như hiện nay, nơi đây trở thành không gian mà các thông tin về sản phẩm dễ dàng tiếp cận nhanh chóng nhất đến người tiêu dùng. Nắm bắt nhu cầu và xu thế của thị trường số, các nhà kinh doanh đều gấp rút đẩy mạnh hoạt động giao dịch hàng hóa online, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của mô hình E-commerce.

Từ nhiều năm nay, Nhà trường luôn tích cực đồng hành, cùng chung sức với xã hội chăm lo cho các em học sinh sinh viên, trao tặng nhiều học bổng để các em có thêm kinh phí cũng như động lực vượt khó, học tập tốt.

Theo thống kê từ Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) số lượng hồ sơ xét tuyển ngành Thương mại điện tử của Trường tăng mạnh mẽ qua từng năm. Có lẽ điểm thu hút thí sinh không chỉ nằm ở sự vụt sáng của ngành trong thời gian gần đây, mà còn ở việc thị trường lĩnh vực này hiện tại còn rất nhiều tiềm năng và thách thức. Và đối với các bạn trẻ thế hệ mới, thách thức chính là môi trường hoàn hảo để tạo nên sự khác biệt giúp bản thân tỏa sáng.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: hiện nay có 32 thành viên trong hệ thống VECOMNET, sự lớn mạnh của hệ thống cho thấy xu hướng và nhu cầu trong đào tạo và kết nối nhân lực trong lĩnh vực này.

“Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang ngày một lớn mạnh, minh chứng là các thương hiệu như Grap, Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop…. đã và đang rất thành công. Việc các em sinh viên quan tâm, yêu thích và theo đuổi các chuyên ngành đào tạo nhân lực phục vụ cho nền kinh tế số và xu hướng thương mại điện tử không chỉ mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, mà còn giúp các em sớm bắt nhịp với nền kinh tế số trong tương lai”, ông Dũng chia sẻ.

Sinh viên NTTU thường xuyên được hỏi hỏi và trau dồi kiến thức, giao lưu với sinh viên các nước trên thế giới

Được biết, theo kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ, đối với phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, đề ra nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước. Kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử giữa nhà trường và doanh nghiệp, cộng đồng.

Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có “50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử; 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử….

Nhà trường thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực

Đây rõ ràng là định hướng vô cùng đúng đắn trong bối cảnh và cuộc CMCN 4.0 đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, sự bùng nổ của thương mại điện tử và kinh tế số.

Hiện ở Việt Nam, nhiều trường đại học đang đào tạo ngành thương mại điện tử. Một trong những trường ngoài công lập đào tạo ngành thương mại điện tử thế hệ 4.0 theo cơ chế đặc thù, tăng thời lượng học phần thực tập tại các doanh nghiệp, là Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU).

Sinh viên có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, đặc biệt được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy. Đặc biệt, khoa Quản trị kinh doanh của trường kết hợp với các đối tác doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp thương mại điện tử để sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm nhất.

Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của thương mại điện tử và Kinh tế số trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.

Sinh viên NTTU “học hết sức – chơi hết mình” cùng các sân chơi ngoại khóa để phát triển toàn diện 

Đặc biệt, dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học hàng đầu và những chuyên gia đầu ngành, người học dễ dàng lĩnh hội được nghiệp vụ thương mại, thanh toán điện tử, quy trình giao thương trực tuyến, an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử… Phòng máy thực hành hiện đại là môi trường để sinh viên vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức công nghệ thông tin và truyền thông vào xây dựng, triển khai chiến lược kinh doanh – marketing online. Ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được bồi dưỡng kỹ năng mềm; lĩnh hội kinh nghiệm từ các CEO hàng đầu thông qua các hội thảo chuyên đề, thực tập thực tế tại các công ty, tập đoàn thương mại điện tử danh tiếng…

Bên cạnh đó, sinh viên NTTU còn được tham gia nhiều hoạt động phong trào đa dạng, hấp dẫn, như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Hiến máu tình nguyện,… Đây là sân chơi để sinh viên trải nghiệm, phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách, góp phần nâng cao sức sáng tạo, nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết, tình nguyện vì cộng đồng.

Không sai khi nói rằng ngành thương mại điện tử có thể mang đến cho người học khả năng đảm đương nhiều vị trí công việc khác nhau, tốt nghiệp ngành thương mại điện tử, sinh viên có thể trở thành “nhân sự vạn năng”, đáp ứng nhiều yêu cầu của doanh nghiệp, gồm các vị trí khác nhau như ở phòng Kinh doanh, phòng Marketing bộ phận Kinh doanh điện tử, Marketing điện tử (Online Marketing, Digital Marketing) trong hàng nghìn doanh nghiệp đang ứng dụng thương mại điện tử mạnh mẽ hiện nay như: Ngân hàng, tài chính, hàng không, du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp bán lẻ và các công việc về vận hành, quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh điện tử.
Sinh viên ngành thương mại điện tử ra trường cũng có thể là việc trong hàng nghìn doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử.
Các công việc về marketing điện tử: truyền thông quảng cáo trực tuyến, quản lý khách hàng online, chuyên viên SEO website, chuyên viên quảng cáo Google, Facebook.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tags:
1900 2039