Trang chủ / Góc sinh viên / Những điều cần biết về hội chứng hậu Covid – 19

Những điều cần biết về hội chứng hậu Covid – 19

ppblong / 12:44 am 22/12/2021

Tính tới 7 giờ ngày 16/12/2021 Việt Nam đã có 1.459.175 người mắc Covid-19, trong đó có 1.063.428 người khỏi bệnh và 28.616 ca tử vong. Thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với các biến chủng mới liên tục xuất hiện Omicron. Tuy nhiên, một vấn đề nữa đang trở thành gánh nặng cho nền y tế và gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân là những triệu chứng kéo dài hoặc mới xuất hiện sau khi mắc covid đang dần tăng lên, thường gọi là hội chứng “HẬU COVID” (Long Covid)

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng hơn 200 triệu chứng gặp sau điều trị Covid, điển hình như:

  • Thay đổi vị giác và khứu giác
  • Cảm giác khó thở hoặc hụt hơi
  • Tình trạng khó chịu khi gắng sức làm giảm khả năng lao động của bệnh nhân
  • Khó suy nghĩ hay khó tập trung vào công việc ( gọi là “sương mù não”)
  • Ho
  • Đau đầu
  • Đau ngực hoặc đau thượng vị
  • Tim đập nhanh
  • Đau nhức cơ hay khớp
  • Cảm giác tê râm ram
  • Tiêu chảy
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Sốt
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Phát ban
  • Thay đổi tâm trạng

Hình tổn thương đa cơ quan của bệnh Covid-19 thông qua thụ thể ACE2 (Ảnh: Harry Crook)

            Vậy cần làm gì để cải thiện Hội chứng hậu Covid?

  • Bệnh nhân cần có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tập thể dục với cường độ tăng dần phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
  • Người bệnh cần được tư vấn tâm lý nếu vẫn lo lắng và mất ngủ kéo dài.
  • Việc tập thở nên được bắt đầu trong quá trình bệnh lý và duy trì như một thói quen hàng ngày giúp cải thiện dần chức năng hô hấp
  • Uống đủ 1.5-2 lít nước trong một ngày
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây, thay đổi món ăn thường xuyên để kích thích vị giác và khứu giác.
  • Theo dõi và điều trị tốt các bệnh lý nền giúp giảm tối đa các triệu chứng Hậu covid: Tăng huyết áp, Suy tim, Đái tháo đường…
  • Tạo tinh thần thoải mái lạc quan, tích cực trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc.

Như vậy, việc chăm sóc trong giai đoạn phục hồi càng được lưu tâm thì hậu quả của bệnh lý do nhiễm virus SAR-CoV-2 (nếu có) sẽ càng nhẹ nhàng hơn hoặc có khi hoàn toàn không để lại chút di chứng nào.

ThS-BS Lê Thị Thu Hương

Khoa Dược

Tags:
1900 2039