SINH VIÊN NTTU CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
/ 9:28 am 27/08/2024
Thực hiện theo văn bản chỉ đạo số 4849/BYT-DP, số 4847/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉ và các bệnh truyền nhiễm trong mùa tựu trường 2024, Nhà trường tuyên truyền sinh viên nhằm giúp các bạn cập nhật kiến thức cơ bản để chủ động phòng chống 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉.
𝟭/ 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉ 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉ là một bệnh do vi-rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người hoặc lây từ người sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công – gô và sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
𝟮/ 𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉?
𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.
𝟯/ 𝗕𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗽𝗵𝗮́𝗽 𝗽𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘁𝗮̣𝗺 𝘁𝗵𝗼̛̀𝗶
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
Trường hợp nghi ngờ nếu có các triệu chứng cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế, chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục.
Người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho y tế địa phương để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉, cần lưu ý:
Tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đ𝗮̣̂𝘂 𝗺𝘂̀𝗮 𝗸𝗵𝗶̉.
Không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã. Không ăn thịt động vật chưa nấu chín. Không ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày từ khi nhập cảnh, nếu nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động đến các bệnh viện quận huyện gần nơi cư trú để được tư vấn.
————————————-
Sinh viên đang học tại Trường cần hỗ trợ về BHYT/BHTN/chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cấp thuốc thông thường, vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng Y tế tại các cơ sở đang theo học hay gọi số tổng đài 19002039 bấm số nội bộ số 326, 439 hoặc viết thư gửi về địa chỉ email: bhyt.nttu@gmail.com để được hướng dẫn.