Trang chủ / Góc sinh viên / NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN NTTU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM MÙA

NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN NTTU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM MÙA

ppblong / 3:57 am 11/02/2025

Các bạn sinh viên NTTU cùng danh chút thời gian để đọc về các thông tin cần biết để phòng bệnh cúm mùa trong dịp ra xuân các bạn nhé

Bệnh cúm mùa có xu hướng lây lan vào mùa đông và mùa xuân. Nguyên nhân là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan. Các bệnh cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3-5 ngày, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì các lý do đó việc phòng bệnh cúm mùa là 1 điều mà mọi người, nhất là các bạn sinh viên thường xuyên ở nơi đông người nên phải thực hiện.

Bệnh cúm mùa dễ lây lan

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa là loại bệnh do vi – rút cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi – rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng v.v

Bệnh cúm có thể chuyển thành ác tính

Một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.

Xảy ra biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.

———-
📣📣 Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, người dân cần thực hiện tốt 5 biện pháp theo khuyến cáo của Ngành Y tế:
1️⃣ Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
2️⃣ Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
3️⃣ Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
4️⃣ Tiêm vắc xin cúm để chủ động phòng bệnh cúm mùa từ sớm.
5️⃣ Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
———-
🍀🍀 Lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
🎯 Để không chủ quan trước dịch bệnh, NTTUers hãy cùng tìm hiểu những lưu ý về bệnh cúm mùa để biết cách tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh hiệu quả nhé!
NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN NTTU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM MÙA
NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN NTTU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG BỆNH CÚM MÙA
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam; Trung Tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hồ Chí Minh
Tags:
1900 2039