Trang chủ / Góc sinh viên / TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

ppblong / 2:42 am 13/09/2023

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 31/8, tổng số ca bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố là 63.309 ca, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022 là 53.573 ca. Hiện tại đang có nguy cơ lây lan thành dịch

Vậy Bệnh đau mắt đỏ là gì? Đường lây bệnh và các phương pháp phòng – điều trị bệnh như thế nào? Chúng ta cùng xem các thông tin sau để biết cách phòng tránh và điều trị thích hợp nhé.

  1. Định nghĩa đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng màng trong suốt (Kết mạc) lót mí mắt và che phủ phần trắng của nhãn cầu. Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị viêm, chúng sẽ hiện rõ hơn. Đây là nguyên nhân khiến long trắng của mắt bạn có màu đỏ hoặc hồng.  Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus Adenovirus.

Bệnh rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt, nút bấm thang máy,…

Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

  1. Triệu chứng đau mắt đỏ do virus:

Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Với các triệu chứng:

– Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.

– Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.

– Chảy nước mắt, nhiều ghèn, ghèn bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.

– Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.

– Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.

– Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidal sưng to.

  1. Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ:

Để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cần giữ gìn vệ sinh cá nhân. Ngay cả khi đã bị bệnh, việc thực hiện vệ sinh tốt cũng sẽ giúp mau khỏi và không lây truyền cho người xung quanh. Cần lưu ý:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch

– Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng

– Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

– Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường

– Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ

– Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác

– Người có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

  1. Phương pháp điều trị và khi nào thì cần gặp bác sĩ:

Cần đi khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Viêm kết mạc rất dễ lây trong vòng hai tuần sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện nên chữa trị sớm không chỉ giúp mau khỏi mà còn bảo vệ những người xung quanh khỏi nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý chữa trị ở nhà vì có khả năng sẽ mắc các bệnh về mắt khác có cùng triệu chứng nhưng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

– Khi mắc bệnh yêu cầu người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt khám chữa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng sức đề kháng

– Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra thuốc mắt theo chỉ định bác sĩ.

– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

– Lau rửa dịch gỉ mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc khăn cotton ẩm, sau đó bỏ vào thùng rác.

– Nếu bị sưng nề thì có thể chườm lạnh.

– Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.

– Những trường hợp khi mắc bệnh nên chú ý để tránh để lây lan ra những người xung quanh: đeo kính, không dùng chung các vật dụng sinh hoạt, hạn chế đến nơi đông người.

Tags:
1900 2039