Trang chủ / Góc sinh viên / Vị trí và tầm quan trọng của ngành Dược học trong xã hội hiện nay

Vị trí và tầm quan trọng của ngành Dược học trong xã hội hiện nay

ppblong / 12:54 am 24/05/2022

Hiện nay ngành Dược vẫn là ngành thu hút nhiều sinh viên theo học, ngoài việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình; là ngành đặc thù trong bối cảnh đại dịch vẫn còn và trên hết làm việc trên sinh mạng con người. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành Dược luôn được ưu tiên đào tạo; đẩy mạnh phát triển và vẫn luôn cần một nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho chính nhu cầu phát triển của xã hội. Nước ta đang tong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới; đặc biệt là trong công tác phòng chống dịch bệnh, tiến độ phát triển vaccine , bộ kit xét nghiệm thì nền Y Dược nước ta xứng đáng được quan tâm hơn nữa

Một số vị trí Dược sĩ sau khi ra trường

  • Làm việc trực tiếp tại các bệnh viện: Dược sĩ tại bệnh viện đảm bảo được về chất lượng của các toa thuốc đồng thời phối hợp với các bác sĩ điều trị để có thể kê đơn một cách chính xác, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đúng quy định nhằm tránh những hậu quả không đáng có.
  • Làm việc tại cơ sở sản xuất thuốc: Dược sĩ làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất Dược phẩm, lao động kỹ thuật hoặc làm việc trong dây truyền sản xuất và cung ứng thiết bị vật tư. Đồng thời cũng có thể thực hiện việc nghiên cứu, sản xuất các loại dược liệu mới và tìm hiểu các công thức mới, đảm bảo việc sản xuất đúng với tiêu chuẩn chất lượng.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu: Dược sĩ làm trong các viện nghiên cứu, ứng viên sẽ cần phải kiểm tra các sản phẩm có đảm bảo đủ an toàn để có thể đưa ra thị trường hay không. Và nếu như phát hiện có hàng giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, các dược sĩ cũng cần phải tiến hành ngăn chặn. Đồng thời có thể thực hiện công tác nghiên cứu các công cụ mới để bệnh nhân có thể tiếp cận điều trị hiệu quả nhất.
  • Kinh doanh thuốc: Dược sĩ có thể mở một nhà thuốc riêng để kinh doanh hoặc làm vị trí đại lý bán buôn, bán lẻ cho các thương hiệu dược phẩm lớn nhỏ trên thị trường hiện nay.
  • Giảng viên y dược: Bạn có thể tham gia công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về y dược để có thể giúp những thế hệ tiếp theo nâng cao được trình độ chuyên môn của bản thân.

Sinh viên ngành Dược học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang thực tập và làm việc tại các Nhà thuốc lớn

Mức lương của ngành Dược tùy thuộc rất nhiều vào kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và bằng cấp. Lương dược sĩ làm việc tại cơ quan nhà nước: theo bảng lương của Dược sĩ đại học được quy định Theo Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV và Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó, dược sĩ được phân hạng thành: dược sĩ cao cấp (hạng I); dược sĩ chính (hạng II); dược sĩ (hạng III). Tùy vào hạng dược sĩ khác nhau dược sĩ sẽ có mức lương khác nhau. Lương của dược sĩ đại học được tính theo công thức:  mức lương cơ sở x với hệ số.

Mức lương của dược sĩ cao cấp thuộc nhóm ngạch viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1), mức lương của dược sĩ chính thuộc nhóm ngạch viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), mức lương của dược sĩ thuộc nhóm ngạch viên chức loại A1.

Theo đó, mức lương của dược sĩ được tính theo hệ số:

  • Hệ số lương của dược sĩ từ 2.43 – 4.98 tức là mức lương từ 3.49 – 7.42.
  • Hệ số lương của dược sĩ chính từ 4.4 – 6.44, tức là mức lương từ 6.11 – 6.556 – 10.1022

Hệ số lương của dược sĩ cao cấp: từ 6.2 – 8.0 tức là mức lương từ 9.23 – 11.92

Một số yếu tố quyết định LƯƠNG của Dược sĩ

  • Kỹ năng nghề nghiệp, bằng cấp: Dược sĩ phải nắm rõ công thức phối hợp thuốc để có kết quả điều trị đồng thời tránh các tác dụng của phụ giữa các thuốc để mang lại an toàn cho bệnh nhân.
  • Đam mê với nghề: Yếu tố này được đúc kết trong một chữ “TÂM”. Bất cứ một lĩnh vực nào được thực hiện bằng cái tâm thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và ngành Dược cũng vậy, người Dược sĩ có đam mê với nghề và làm việc với tất cả tâm huyết sẽ là động lực giúp bạn vượt qua những áp lực, khó khăn của nghề nghiệp mà vươn lên. Điều đó sẽ giúp bạn có một mức lương của dược sĩ đại học cao khi hoạt động trong nghề.
  • Không ngừng học hỏi: Cùng với sự đam mê thì việc học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng. Dược sĩ sẽ biết được mục tiêu của mình là gì để cố gắng hoàn thiện nó.
  • Kỹ năng giao tiếp: Dược sĩ sẽ là người tư vấn cho bệnh nhân và khách hàng của mình nên vì thế người Dược sĩ phải có đủ kiến thứ chuyên môn tốt và cách diễn đạt đến đối tượng sử dụng thuốc để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, Dược sĩ cần trao dồi them một số kỹ năng đánh giá thông tin, kỹ năng nghiên cứu và thu thập thông tin,..

Trên đây là một số điều cơ bản về ngành Dược mà các Dược sĩ tương lai có thể tham khảo và từ đó giúp lựa chọn được những công việc phù hợp nhất cho riêng mình trong tương lai sắp tới.

ThS. Lê Thị Minh Thu tổng hợp

Tags:
1900 2039